Tác phẩm Lan_Khai

Trong 17 năm cầm bút (1928 - 1945), Lan Khai đã để lại gần 50 cuốn sách các loại. Riêng về lĩnh vực văn xuôi, sáng tác của ông có thể chia làm ba loại: tiểu thuyết đường rừng, tiểu thuyết tâm lý xã hội và tiểu thuyết lịch sử.

Tiểu thuyết đường rừng

Tuy ít, nhưng đó là những tác phẩm đặc sắc, in đậm cá tính sáng tạo của ông. Nổi bật có:

  • Tiếng gọi của rừng thẳm (Tân Dân xuất bản, 1939)
  • Truyện đường rừng (Tân Dân xuất bản, 1940)
  • Dấu ngựa trên sương (Hương Sơn xuất bản, 1940)
  • Chiếc nỏ cánh dâu (Duy Tân xuất bản, 1941)
  • Suối đàn (Cộng Lực xuất bản, 1942)

Tiểu thuyết lịch sử

  • Ai lên Phố Cát (Tân Dân xuất bản, 1937)
  • Chiếc ngai vàng (Tân Dân xuất bản, 1937)
  • Cái hột mận (Tân Dân xuất bản, 1938)
  • Gái thời loạn (Tân Dân xuất bản, 1938)
  • Liếp-Li (Tân Dân xuất bản, 1938)
  • Bóng cờ trắng trong sương mù (Tân Dân xuất bản, 1940)
  • Cưỡi đầu voi dữ (Tân Dân xuất bản, 1940)
  • Cánh buồm thoát tục (Tân Dân xuất bản, 1941)
  • Đỉnh non thần (Tân Dân xuất bản, 1941)
  • Người thù của mặt trời (Thành Cát Tư Hãn) (Hương Sơn xuất bản, 1941)
  • Gửi cái xuân tàn (1941)
  • Theo lớp mây đưa (Tân Dân xuất bản, 1942)
  • Tình ngoài muôn dặm (Tân Dân xuất bản, 1942)
  • Trăng nước Hồ Tây (Hương Sơn xuất bản, 1942)
  • Trong cơn binh lửa (Kiến Thiết xuất bản, 1942)
  • Thành bại với anh hùng (Quốc gia xuất bản, 1942)
  • Rỡn sóng Bạch Đằng (viết cùng Nguyễn Tố. Duy Tân xuất bản, 1942)
  • Sầu lên ngọn ải (Duy Tân xuất bản, 1942)
  • Ái-tình và sự-nghiệp (Đời Mới xuất bản, 1942)
  • Chàng kỵ-sĩ (Đời Mới xuất bản, 1943)
  • Treo bức chiến bào (Hương Sơn xuất bản, 1949)

Tiểu thuyết tâm lý xã hội

Gồm có:

  • Nước hồ Gươm (Nhật Nam xuất bản, 1928)
  • Lẩn sự đời (Lê Quang Thiệp xuất bản, 1934)
  • Nơi ước hẹn (1934)
  • Kiếp con tằm (1935)
  • Cô Dung (Tân Dân xuất bản, 1936)
  • Lầm than (Tân Dân xuất bản, 1938)
  • Người hay bóng (Tân Dân xuất bản, 1939)
  • Trang (Tân Dân xuất bản, 1939)
  • Cơn ác mộng (Tân Dân xuất bản, 1939)
  • Hồng thầu (Tân Dân xuất bản, 1940)
  • Tiếng khóc trong sương (Tân Dân xuất bản, 1940)
  • Nàng (Hương Sơn xuất bản, 1940)
  • Mực mài nước mắt (Đời Mới xuất bản, 1941)
  • Tội và thương (Hương Sơn xuất bản, 1941)
  • Tình và máu (Hương Sơn xuất bản, 1942)
  • Tội nhân hay nạn nhân? (Kiến Thiết xuất bản, 1942)
  • Hối hận (Tân Dân xuất bản, 1943)
  • Mưa xuân (Hoạt động xuất bản, 1944)

Nghiên cứu lý luận và phê bình văn học

Có các tác phẩm:

Và các bài viết trên tạp chí Tao đàn, đáng kể như: Tính cách Việt Nam trong văn chương (Tao đàn số 4), Thiên chức của văn sĩ Việt Nam (Tao đàn số 5), Cái nguy mất gốc (Tao đàn số 6), Một lòng tin cần phải có (Tao đàn số 7), Bàn qua về nghệ thuật (Tao đàn số 8, Phát họa hình dung tâm tính Tản Đà (Tao đàn số 9-10), Con người Vũ Trọng Phụng (Tao đàn số đặc biệt)...

Sách dịch

  • Bức thư của người không quen, dịch của Stéfan Zweig (Đời Mới xuất bản, 1941)
  • Cái đẹp với nghệ-thuật, phỏng thuật Félicien Challaye (Đời Mới xuất bản, 1943)
  • Tuổi thơ (1944, dịch của Lev Tolstoy)

Thơ

Theo Nguyễn Vỹ, Lan Khai có làm khá nhiều thơ, ký tên là Lâm Tuyền Khách. Hầu hết là thơ Rừng Núi, vang bóng của đồi sim quạch quẽ, của dòng suối réo rắt bên nhóm nhà sàn, của tiếng cười trong veo trên môi cô gái Mán...Thơ ông nhẹ nhàng, êm ái, huyền mơ như mây gió biên thùy. Nhưng rất tiếc, ông chú trọng đến tiểu thuyết nhiều hơn, làm thơ chỉ để bạn làng thơ ngâm chơi, không bao giờ thấy in trên sách báo.[3]

Những sáng tác của Lan Khai hiện vẫn chưa có được một danh sách đầy đủ.